Có lẽ trong các loại nhạc cụ cổ điển phương Tây không có một nhạc cụ nào được bao phủ bởi nhiều huyền thoại hơn cây vĩ cầm .Với kiểu dáng thanh tú đã đạt đến đỉnh cao về mỹ thuật tạo hình,tiếng đàn còn có một sức quyến rủ đặc biệt bởi âm sắc rất gần với giọng hát của con người cùng với âm vực cao vút tận mây xanh.Chỉ với 4 dây đàn trên 4 miếng gỗ mảnh mai nhưng tính năng biểu hiện những cảm xúc tinh tế rất hiệu quả bởi những kỹ thuật thể hiện đa dạng cực kỳ phong phú cùng với âm lượng dồi dào vượt lên trên những nhạc cụ acoustic khác đã khiến cho cây vĩ cầm được mệnh danh là vua của nhạc cụ (Le Roi d'instrument musical).
Ảnh cây vĩ cầm ở trên là một cây vĩ cầm Ý do nhà làm đàn Antonio Stradivarius chế tạo năm 1721.Dòng đàn Stradivari hiện nay còn sót lại trên thế giới độ hơn chục cây đều thuộc quyền sở hữu của các danh cầm hoặc các viện bảo tàng quốc gia,hoặc các nhà tỉ phú.Giá của nó từ một triệu rưỡi đến năm truệu USD.
Trăm nghe không bằng một thấy.Mời các bạn hãy thưởng thức một tác phẩm của nhạc sĩ người Ý Nicolo Paganini (1782-1840),người được mệnh danh là con quỷ của cây vĩ cầm.Tác phẩm Caprice số 24 là một hình thức luyện tập kỹ thuật chơi đàn violon được phát triển trên một chủ đề âm nhạc.Nghệ sĩ trình tấu Jascha Heifetz (1901-1987) là một nghệ sĩ violon hàng đầu thế giới của thế kỷ thứ 20,người Nga gốc Do Thái di cư sang Mỹ năm 1917 vì cách mạng Bonsevich. Sau đó mời các bạn xem câu chuyện về 2 cây vĩ cầm Việt trên đất Pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét